Thứ Ba, 7 tháng 3, 2017

Sỏi túi mật và những điều cần biết

Tags

Sỏi túi mật là một trong những căn bệnh phổ biến về đường mật nhất hiện nay. Vậy sỏi túi mật là gì? Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh là gì và phương pháp điều trị bệnh thế nào là đúng cách? Tất cả sẽ có trong bài viết sau.

Sỏi túi mật là gì?

sỏi túi mật
Sỏi túi mật 
Sỏi túi mật là một trong các bệnh về mật hay gặp nhất, nhất là là ở người cao tuổi và nữ giới. Sỏi túi mật được hình thành khi có sự kết tụ bất thường của những thành phần có trong dịch mật mà chủ yếu là bilirubin (sắc tố mật), canxi, cholesterol và thường có kích thước dao động từ vài mm đến vài cm.

Nguyên nhân gây bệnh sỏi túi mật

Sỏi mật được chia làm 2 loại chính là: sỏi cholesterol và sỏi sắc tố mật.
Sỏi cholesterol được hình thành chủ yếu là do 60% cholesterol trong dịch mật . Sỏi cholesterol thường gặp ở Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Tỉ lệ mắc bệnh ở những người béo phì và nữ giới thì cao gấp hai nam giới do nữ giới thường dùng thuốc tránh thai estrogen.
Sỏi sắc tố thì có màu nâu hoặc đen do có nồng độ sắc tố mật cao, tỷ lệ mắc bệnh là trên 90% bệnh sỏi mật đối với người Châu Á.

Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật là gì? 

Triệu chứng của bệnh sỏi túi mật thường biểu hiện theo từng giai đoạn bệnh:

Giai đoạn 1                                                         

Do túi mật bị tắc, người bệnh sẽ cảm thấy đau ở vùng bụng phải.Cơn đau có thể làm người bệnh không dám thở mạnh. Trong trường hợp khác, người bệnh có thể đau âm ỉ hay thậm chí đau liên tục ở vùng hạ sườn phải, đôi khi là ở vùng thượng vị và có thể lan lên ngực.

Giai đoạn 2

Nếu như bệnh không được phát hiện và kịp thời điều trị, cơn đau sẽ chuyển qua bên phải, hay bên dưới bờ sườn.
Cơn đau sẽ tăng dần lên, rồi dần chuyển thành đau liên tục. Cơn đau có thể nhói ra sau lưng và di chuyển lên vùng vai bên phải. Người bệnh thường thì sẽ có cảm giác ớn lạnh, nôn ói và sốt cao.

Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, người bệnh thường sẽ sốt cao khiến cho cơ thể dã dời, mệt mỏi.
Cơn đau sẽ tiếp tục lan rộng ra nửa bụng và gây nên tình trạng nhiễm trùng ngày một tăng nếu bệnh không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

Điều trị sỏi mật như thế nào?

Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị sỏi túi mật. Một số phương pháp được sử dụng phổ biến có thể kể đến như:
– Dùng thuốc giúp tan sỏi, áp dụng đối với các loại sỏi có kích thước nhỏ như sỏi cholesterol dưới 1,5cm thời gian tán sỏi kéo dài 6-24 tháng, ursodeoxycholic acid 8-10mg/kg trọng lượng.
– Tán sỏi bằng cách sử dụng sóng, làm tan sỏi trực tiếp bằng hóa chất thường áp dụng với sỏi to.
– Cắt nội soi túi mật: Đây là cách làm phổ biến hiện nay, rút ngắn thời gian điều trị và hồi phục sức khỏe nhanh.
– Cắt túi mật bằng mổ phanh: áp dụng trong các trường hợp đã từng mổ nội soi thất bại hoặc viêm mủ túi mật.
Đối với các loại sỏi ở trong gan và sỏi ở ống mật chủ:
– Lấy sỏi qua nội soi ngược dòng cắt cơ oddi, áp dụng với các loại sỏi nhỏ dưới 1,5cm, phương pháp và sỏi ở ống mật chủ.
– Phẫu thuật để lấy sỏi.

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh hiệu quả?


Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
Ở nước ta, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hình thành sỏi mật là do nhiễm ký sinh trùng đường mật. Vì vậy biện pháp phòng ngừa sỏi túi mật hiệu quả nhất chính là ăn uống vệ sinh và khoa học: ăn uống thức ăn đã nấu chín; tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần và có thể nhiều hơn đối với những người có tiền sử giun chui ống mật; tuyệt đối không nên ăn thức ăn ngoài đường phố, trẻ em nên hạn chế ăn quà vặt cổng trường.
Đối với người đã mắc bệnh thì cần được theo dõi và chữa trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm do sỏi mật gây ra.
chợ thuốc tây hà nội


EmoticonEmoticon